Loạn phòng khám nam khoa 'chui': Thâm nhập sào huyệt
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khácMitsubishi Triton 2020: Có đáng 'đồng tiền bát gạo'?
Theo Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Trịnh Bích Ngân: "Từ ca khúc phổ thơ đầu tiên được giới thiệu công khai là bài Bình minh do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ thơ Thế Lữ (bài thơ đăng trên báo Ngày Nay số ra ngày 31.7.1938) cho đến nay, thật khó thống kê đầy đủ đã có bao nhiêu ca khúc được phổ từ thơ. Sau lớp nhạc sĩ tiền chiến như Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, Lê Thương, Văn Cao, Doãn Mẫn… thì phần lớn các nhạc sĩ tài danh được công chúng mến mộ đều có ca khúc phổ thơ. Thậm chí, có những nhạc sĩ mà ca khúc phổ thơ làm nên sự nghiệp của họ như Hoàng Hiệp, Phan Huỳnh Điểu, Thuận Yến, Phú Quang… Rõ ràng, nhiều bài thơ đã thành bệ phóng cho những ca khúc thăng hoa vào lòng công chúng. Vì vậy, có thể nói, nhà thơ có vai trò đáng kể, nếu không muốn nói là quan trọng trong sự phong phú và lan tỏa của hoạt động sáng tác âm nhạc từ trước đến nay".
Ưu, nhược Hyundai Palisade tại Việt Nam: 'Lấn sân' SUV chiếu dưới
Jee Trần sinh năm 1995, quê Quảng Bình. Trước khi hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, cô từng là sinh viên ngành quản trị kinh doanh, trải qua nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập như phục vụ nhà hàng, làm gia sư… Vốn yêu thích âm nhạc, Jee Trần không ngại hát rong bán kẹo kéo, bán bông để kiếm sống. Cô được nhiều người yêu mến gọi với danh xưng “hot girl kẹo kéo”. Sau này, Jee Trần tham gia một số chương trình như Nhạc hội song ca, Sao tìm sao, Người kể chuyện tình… gây ấn tượng với khán giả bởi chất giọng ngọt ngào, khả năng biến hóa trong từng tiết mục. Sau loạt thành công đó, Jee Trần tích cực biểu diễn ở nhiều nơi, tiếp tục gây chú ý khi tham gia Tỏa sáng sao đôi, có dịp kết hợp cùng Duy Zuno (em trai nuôi của cố ca sĩ Phi Nhung) trên sân khấu. Ở vòng thi gần đây, màn hòa giọng của Duy Zuno và Jee Trần được dàn giám khảo đánh giá cao, giúp họ đứng nhất trong đêm tranh tài. Chia sẻ về thành tích này, cô gái 30 tuổi chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui và may mắn vì lần đầu tiên hai anh em kết hợp nhưng có sự ăn ý. Tính tình hai anh em chơi với nhau cũng khá hợp nên tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi có một đồng đội như vậy”.Một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình tập luyện của Jee Trần đó là lần tranh luận với Duy Zuno về cách dàn dựng sắp xếp bố cục bài hát. Nếu như Jee Trần muốn bắt đầu bài hát nhẹ nhàng rồi đẩy lên cao trào thì Duy Zuno lại muốn tạo ấn tượng ngay từ đầu bài hát. Sau khi tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh, Jee Trần đồng ý với phương án của đồng đội và kết quả là hiệu ứng phần trình diễn vượt ngoài mong đợi.Nhận xét về Duy Zuno, Jee Trần tiết lộ em trai nuôi Phi Nhung là một người cầu toàn, chỉn chu trong công việc. Về phía nam ca sĩ, anh nhận xét đồng đội không chỉ xinh đẹp, giỏi giang mà còn chịu khó lắng nghe góp ý của mọi người xung quanh. “Dù chúng tôi đôi lúc khác biệt về tư duy âm nhạc nhưng vẫn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau”, Duy Zuno cho hay. Jee Trần chia sẻ ngoài việc tập trung cho cuộc thi, cô vẫn dành sự quan tâm của mình cho gia đình. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, giọng ca 9X quyết định ngừng nhận show và dành toàn bộ thời gian bên cạnh những người thương yêu. “Cả năm tôi đã làm việc nên cuối năm tôi sẽ dành thời gian cho gia đình. Năm nào cũng vậy, khoảng tầm 24 tết tôi đã không nhận show nữa rồi”, cô cho hay.
Ôm 2 con mèo Anh lông ngắn và lông dài đến sự kiện giao lưu, Bế Khánh Vân, ngụ tại đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình (TP.HCM), cho biết rất vui vì gặp được nhiều người cùng sở thích, có cơ hội cho mèo nhà làm quen với "bạn" mới.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.